Chào mừng bạn đến với website của chúng tôi

 

Nghi thức tự sát của Samurai được nhắc đến rất nhiều trong những bộ phim hay truyện tranh của Nhật Bản. Hình ảnh võ sĩ Samurai luôn toát lên tinh thần trung thành, thượng võ và sẵn sàng tự rạch bụng để bảo vệ danh dự của bản thân. Vậy bí ẩn của nghi thức này là gì? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghi thức quái dị này của các Samurai nhé!

Samurai (侍 / さむらい) - những võ sĩ đạo từ thời xưa của Nhật Bản đã sớm thành biểu tượng được tôn vinh không chỉ của đàn ông Nhật Bản mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Mặc dù thời kỳ của các Samurai đã kết thúc nhưng nó vẫn được coi biểu tượng tôn vinh ở Nhật. Bởi giai cấp của các Samurai đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật nên những người đàn ông Nhật mong muốn mình trở thành những người đàn ông dũng cảm, trung thành và chân chính như những Samurai thời xưa.

Samurai Nhật Bản

Trong luật Bushido thì các Samurai tuyệt đối trung thành với chủ của mình, kể cả khi bị thất thủ chủ chết anh ta sẽ phải mổ bụng tự sát để tránh rơi vào tay quân thù. Đây được coi là hành động mang tính anh hùng nhất mà một Samurai có thể làm được để tránh chịu nhục nhã của kẻ thù. Khi chủ chết, việc tự mổ bụng kết liễu theo được gọi là oibara (追腹 hay 追い腹) hay junshi (殉死).

Samurai tự rạch bụng thể hiện trung thành với chủ

Seppuku ( 切腹/せっぷく/mổ bụng)  là nghi thức được bắt nguồn từ tầng lớp chiến binh Samurai cổ xưa của Nhật Bản. Tại sao lại coi là hành động ghê rợn? Bởi họ sẽ tự tay đâm vào bụng mình bằng một thanh gươm ngắn, mổ phanh dạ dày, sau đó đâm ngược lưỡi gươm lên trên để đảm bảo vết thương sẽ gây tử vong.

 Một số người thực hành nghi lễ này chấp nhận chết từ từ, nhưng họ thường nhờ đến sự giúp đỡ của một “kaishakunin”, hay người giúp đỡ thứ hai, người sẽ giúp chặt đầu họ bằng một thanh kiếm ngay sau khi họ mới bắt đầu mổ bụng. Toàn bộ quá trình được tổ chức thành một nghi lễ trang trọng. Trong số các nghi lễ có việc cá nhân chuẩn bị mổ bụng thường uống rượu sake và sáng tác một bài thơ ngắn nói về cái chết của mình trước khi cầm dao.

Bắt nguồn từ phong tục xa xưa của người Nhật Bản, khi một người chết sẽ giết những con vật thân thuộc đi theo ông ta như ngựa là ví dụ làm vật tế lễ hoặc chôn theo chủ. Thời gian sau khi phong tục này được mở rộng thị những người hầu trung thành nhất của chủ còn được chọn làm đối tượng chôn cùng. Họ sẽ tự mổ bụng hoặc làm một nghi lễ long trọng để đi theo chủ nhân của mình. Sau này còn kéo theo cả phu nhân và con cái của người chết nữa.

 

Hình phạt Seppuku chỉ dành cho các Samurai như thực tế có không ít nữ nhân làm những nghi lễ tương tự. Những người hầu, phu nhân, con cái khi muốn chết theo người chết thì họ thường làm theo nghi lễ Jigai. Jigai là nghi lễ họ lấy con dao nhỏ cắt cuống họng, đó là hành động tự tử mang lại danh dự đáng kính trọng nhất dành cho những người phụ nữ trung thành.

Đây là hành động khá cực đoan của người Nhật Bản, nhưng nếu tìm hiểu sâu về văn hóa người Nhật thì nó là hành động có ý nghĩa đặc biệt. Quốc hoa của người Nhật là hoa anh đào là vật tượng trưng cho cái đẹp của đất nước mình. Bởi người Nhật tìm được sự tương đồng của mình với hoa anh đào: sự tinh tế, biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mỹ nhất.

Cách người Nhật đối diện với cái chết:

- Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát (harakiri, sappuku).

- Người già Nhật Bản ngày xưa vào núi ở tuổi 70, chết trong núi để khỏi ảnh hưởng đến con cái

- Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau, rủ nhau đến vùng xa xôi nào đó, trao thân rồi cùng tự sát

- Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già xộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mỹ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.

- Trong bối cảnh xưa, người Nhật không kiểm soát được việc phá thai. Nếu người mẹ sinh đứa con mà cảm thấy không nuôi nổi thì thường giết. Họ cho rằng thà để đứa con chết đi còn nhân đạo hơn để nó sống trong cực nhục…

Có thể lý giải nguyên nhân để người Nhật có những suy nghĩ như trên là do sự thích nghi với hoàn cảnh sống của họ:

- Người Nhật sống trong vùng đất với thiên tai với động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố. Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào, con người thường xuyên đối mặt với cái chết và vì vậy người ta hiểu giá trị của sự sống hơn bao giờ hết. Vì thế người Nhật chọn hoa anh đào là quốc hoa của mình, 1 loài hoa thoắt nở thoắt tàn. Chính vì cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng giống như hoa anh đào quá mong manh khiến lòng người trở nên rất tinh tế và nhạy cảm hơn về cái chết và quan điểm cái chết ”đẹp”.

- Quá trình phát triển của nước Nhật trong lịch sử có rất nhiều cuộc nội chiến, tranh đoạt quyền lực liên miên giữa các dòng họ dây ra tình trạng đất nước lúc nào cũng chìm trong không khí tang tóc và đau thương nên con người ta chấp nhận và đối diện với cái chết một cách bình tĩnh hơn, như một nỗi sợ hãi được tập dần thì bạn sẽ cảm thấy can đảm để đối diện với nó hơn

- Về tôn giáo bản địa thì người Nhật bị ảnh hưởng bởi Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc.

Người Nhật tâm niệm rằng biết chết sẽ biết sống. Khi thường xuyên đối mặt với cái chết, được giáo dục về cái chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn.

 

 

Người Nhật nghĩ không sợ chết nên không có gì đáng sợ với người Nhật. Vì không sợ chết nên họ có thể vượt qua các nỗi sợ hãi khác kiềm chế sự phát triển của đất nước và thế giới. Họ đã sống hết mình bằng ý chí và sự nỗ lực tột cùng, tạo nên sự phát triển của Nhật rất nhanh để trở thành cường quốc. Vậy, bạn đã hiểu bí ẩn của hành động tự sát của các Samurai chưa?

 

Hỗ trợ (24/7) 0906 907 079