Chào mừng bạn đến với website của chúng tôi

 

Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế vào hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Anh). Còn Việt Nam? Mới đây Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố bản báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013 - 2014 thực hiện với 148 nước. Kết quả xếp hạng các hạng mục lớn của báo cáo này cho thấy:

Về chất lượng giáo dục phổ thông, Việt Nam đứng thứ 67 bảng xếp hạng, thứ 4 trong các nước ASEAN: sau Singapore (2), Brunei (23), Malaysia (33). Ở hạng mục Giáo dục đại học và đào tạo, Việt Nam đứng thứ 95 trong bảng xếp hạng, thứ 7 trong các nước ASEAN: sau Singapore (2), Malaysia (46), Brunei (55), Thái Lan (66), Indonesia (64), Philippines (67). Vậy những yếu tố, điều kiện gì khiến cho chất lượng giáo dục Việt Nam thấp hơn Nhật Bản? Sau đây là sơ đồ so sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật bản:

so-sanh-he-thong-giao-duc-viet-nam-va-nhat-ban

1. So sánh số bậc học, cấp học, số năm học

Việt Nam và Nhật Bản đều có các cấp học là mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học( thạc sĩ và tiến sĩ) nhưng lại có số năm học ở các cấp học lại khác nhau:

- Mẫu giáo ở Nhật chỉ có 2 năm nghĩ là chỉ nhận các cháu từ 4 đến 6 tuổi nhưng mẫu giáo ở Việt Nam là 3 năm, nhận các cháu từ 3 đến 6 tuổi. Ngoài ra còn có các nhà trẻ nhận các cháu từ 1 đến 3 tuổi

- Ở bậc Tiểu học có sự khác biệt rõ rệt về năm học giữa 2 quốc gia: Nhật Bản 6 năm ( từ 6 tuổi đến 12 tuổi), Việt Nam 5 năm (từ 6 tuổi đến 11 tuổi)

- Ở bậc Trung học:

+ Trung học cơ sở: Việt Nam 4 năm (từ 11 tuổi đến 15 tuổi), Nhật bản 3 năm (từ 12 tuổi đến 15 tuổi)

+ Trung học phổ thông : cả Việt lẫn Nhật đều 3 năm học (từ 15 tuổi đến 18 tuổi)

- Ở bậc Đại học: tùy từng trường và ngành học mà có số năm học khác nhau nhưng đa số là Việt Nam 4 năm (từ 18 đến 22 tuổi), Nhật Bản thì 5 năm (từ 18 đến 23 tuổi)

- Sau Đại học: Việt Nam ta chia làm 2 bậc là Thạc sĩ 2 năm (từ 22 đến 23 tuổi), Tiến sĩ 3 năm (từ 23 đến 26 tuổi) nhưng Nhật Bản thì sau Đại học gộp Thạc sĩ với Tiến sĩ làm một bậc gồm 4 năm (từ 23 đến 27 tuổi)

- Ngoài ra còn các cấp học khác là:

+ Giáo dục chuyên nghiệp: cả Việt Nam và Nhật bản gồm cao đẳng, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo từ 2 đến 3 năm, học xong trung học cơ sở, không thi lên trung học phổ thông có thể học luôn lên giáo dục chuyên biệt.

+ Nhật bản không có giáo dục thường xuyên và giáo dục cho các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, lực lượng vũ trang nhân dân như Việt Nam Ở Việt Nam, học sinh sinh viên bắt đầu năm học từ tháng 9 năm trước đến tháng 6 năm sau và có 3 tháng nghỉ hè, cong học sinh sinh viên ở Nhật Bản thì bắt đầu từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau và thường có 2 tuần nghỉ đông trong khoảng 1 năm học ấy từ khoảng 25/12. Ở Nhật, thời gian bắt đầu đi học trong ngày là 8h30, Việt Nam ta là 7h, 1 tiết của ta là của họ đều 45 phút và có 5 đến 10 phút giải lao. Tuy nhiên hầu hết các trường ở Nhật đều học liền cả sáng đến chiều, nghĩa là thời gian trưa học sinh ăn trưa tại trường, có thể ăn căn tin hoặc từ mang đồ ăn từ nhà theo, còn học sinh Việt Nam thường có 2 tiếng để về nhà trước khi đi học chiều.

2. So sánh về mục tiêu giáo dục:

Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ những mục tiêu giáo dục là: "... Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới."

Mục tiêu giáo dục Nhật bản khác chúng ta ở chỗ Nhật bản theo tư bản chủ nghĩa nên giáo dục của họ cũng trung thành với giai cấp tư sản, giáo dục sẽ cung cấp nhân lực, nhân tài cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm phát triển đất nước.

3. So sánh về nội dung giáo dục:

Cả Việt Nam và Nhật Bản đều chú trọng “tiên học lễ, hậu học văn” , dạy trò ý thức trước rồi mới dạy kiến thức nhưng do văn hóa 2 nước khác nhau mà cách dạy “tiên học lễ, hậu học văn” của 2 nước có sự khác nhau.

Do chữ viết Nhật Bản là chữ hán tượng hình nên rất khó học đối với trẻ nhỏ nên Nhật ưu tiên không dạy chữ viết cho trẻ từ mẫu giáo cho đến lớp 3 mà chỉ dạy cho các cháu ý thức , thực hành như cách tự mặc quần áo, đeo cặp, biết cảm ơn , xin lỗi, cách chào hỏi, lễ phép với người lớn, cách hòa đồng với bạn bè và yêu thương động vật, giờ học chơi là chính, giáo viên không can thiệp mà chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết, kích thích sự tò mò, sáng tạo và ham học. Học sinh nhật bản phải học hết lớp 12 mới đọc được hết 1 tờ báo vì chữ của Nhật rất khó và nhiều loại, Nhật dạy cho học sinh loại chữ Kansai trước, đó là 1 loại chữ được Latinh hóa, rất dễ học để học sinh có thể tiếp cận sách giáo khoa, truyện tranh,…Đến tận lớp 3, học sinh Nhật mới bắt đầu có bài kiểm tra, ưu tiên dạy thực hành nhiều hơn lý thuyết. Chẳng hạn, dạy học sinh về làm nông thì nhà trường cho học sinh được ra đồng và hướng dẫn trồng lúa, các loại rau củ để học sinh tiếp thu kiến thức thực tế đồng thời biết quý trọng lương thực và công sức lao động của các bác nông dân,….Đến bậc đại học và sau đại học, sinh viên luôn được tiếp thu cái mới, các công nghệ khoa học mới nhất, có ích và được thực hành ngay tại trường và thực tập nhiều nơi….Tóm lại , nội dung giáo dục Nhật Bản thiết thực, cơ bản, hiện đại và toàn diện.

Việt Nam ta cần học tập nhiều nội dung giáo dục của họ, đặc biệt là giáo dục ý thức và thực hành cho học sinh.Chữ viết của ta rất đơn giản vì nó gần giống ngôn ngữ Tiếng anh - ngôn ngữ chung của thế giới. Vì vậy học sinh nước ta lớp 2 đã hoàn toàn biết đọc biết viết, đọc sách xem báo, dù nhận thức chưa hiểu. Trẻ mẫu giáo đã được dạy bảng chữ cái, các cháu vừa chơi vừa học nhằm phát triển đầy đủ cả thể lực, trí tuệ, nhân cách. Bước lên từ lớp 1, học sinh có 2 kỳ kiểm tra lớn là giữa kì và cuối năm, và các bài kiểm tra nhỏ như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết. Học sinh được kiểm tra liên tục để xét kiến thức và trí nhớ. Nội dung giáo dục luôn xen kẽ dạy kiến thức và ý thức. Chẳng hạn tiểu học, ta vừa dạy học sinh các kiến thức về thế giới tự nhiên vừa bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho học sinh để có hành vi tốt đẹp đối với thế giới tự nhiên. Nội dung giáo dục nước ta rất đề cao các truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục phù hợp với các lứa tuổi từ tâm lý đến sinh lý cho học sinh. Tuy nhiên do cơ sở vật chất của Việt Nam ta còn kém, chưa hỗ trợ học sinh nhiều để thực hành nên nhiều môn học mới chỉ dạy học sinh về lý thuyết . Nội dung giáo dục nước ta rất cơ bản, hiện đại nhưng chưa được hoàn thiện và thiết thực, Nhà nước và Bộ giáo dục đào tạo đang cố gắng cải cách tiến bộ và có các biện pháp để giải quyết các hạn chế và ngày một hoàn thiện và nâng cao.

 

so-sanh-he-thong-giao-duc-viet-nam-va-nhat-ban-1

4. So sánh về phương pháp giáo dục:

Ngày nay, phương pháp giáo dục của nước ta đã có sự đổi mới, học tập từ các quốc gia phát triển trên thế giới, đó là phương pháp dạy học tích cực: dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.

Phương pháp giáo dục của nước ta không còn diễn giảng và truyền thụ 1 chiều nữa mà thay vì đó là điều tra, tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, dạy học tương tác, vấn đáp, hoạt động nhóm, đóng vai, động não,….Các phương pháp mới này giống với các quốc gia tiên tiến khác như Nhật bản “học sinh là trung tâm”, chỉ khác biệt ở chỗ Nhật đầu tư nhiều hơn về giáo dục nên cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, thư viện, sách, internet của họ cao hơn nước ta nên phương pháp dạy học tích cực của họ có hiệu quả hơn.

5. So sánh giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên:

Giáo viên Việt Nam ngày càng được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.

Điều này cũng giống với việc đào tạo giáo viên ở Nhật nhưng khác biệt 1 chút về việc Nhật bản đào tạo giáo viên không chỉ về kiến thức mà còn đào tạo rất kĩ và đề cao đạo đức nghề nghiệp, giáo viên mỗi tháng đều phải đến tận nhà học sinh, thường là học sinh kém, cá biệt để nói chuyện với phụ huynh hoặc kèm cặp thêm tại nhà cho học sinh ấy mà không lấy thêm học phí, hướng nghiệp cho các học sinh ngay khi còn trên ghế nhà trường, gặp riêng các em để tư vấn con đường tương lai,…

b. Học sinh:

Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lô gíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế…

Học sinh của Nhật không chỉ có các phẩm chất và năng lực trên mà còn có tính cạnh tranh và ý thức cộng đồng cao.

6. So sánh đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi học sinh THPT và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn

Giáo dục nước ta có nhiều bài kiểm tra hơn so với giáo dục Nhật bản nên đánh giá kết quả học tập của học sinh 2 nước có sự khác nhau. Cách đánh giá của nước ta đã nêu trên, cách đánh giá của Nhật bản cũng tương tự nhưng họ coi trọng thành tích hơn và tính cạnh tranh hơn như việc công bố điểm bài thi và xếp loại cao thấp trên phạm vi cả trường nghĩa là họ dán danh sách điểm thi và xếp loại trước sân trường để tất cả học sinh đều biết….Cách chấm bài của họ là đúng hết 100 điểm, còn nước ta là 10 điểm…

Nguồn: sưu tầm

Hỗ trợ (24/7) 0906 907 079