Nhật bản được xem là một trong những quốc gia có dân trí cao, đời sống hiện đại. Điều đó đã khẳng định rằng sự phát triển mạnh mẽ được đánh dấu qua các thời kỳ. Đối với hệ đại học ở Nhật bản có 4 giai đoạn phát triển, với những giai đoạn này sẽ giúp chúng ta có thể học hỏi bằng những bài học kinh nghiệm mà Nhật bản đã trải qua. Sau đây là những giai đoạn phát triển của hệ đại học tại Nhật bản.
THỜI KỲ TÂY PHƯƠNG HÓA
Phương Tây đã bắt đầu du nhập vào Nhật bản từ thời Minh Trị Thiên Hoàng từ năm 1868, dù có nhiều thế lực bị đe dọa từ quân sự nhưng họ lại coi đó là cơ hội để tái cấu trúc toàn bộ hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế trên mọi phương diện để thay đổi đất nước.
Với những dự định trước đó nên đến năm 1877 mới bắt đầu thành lập đại học Tokyo, với các khoa như Luật, khoa văn, khoa y và khoa văn học. Những giáo sư đào tạo tại trường được mời từ nước ngoài.
Tiếp theo các giáo sư nước ngoài ngày càng nhiều do bộ giáo dục mời đào tạo cho các trường cao đẳng đại học trên toàn quốc. Ngoài ra, lĩnh vực kinh tế thì Nhật bản cũng rất khôn kéo chủ động mời các chuyên gia nước ngoài về làm tại các ngành trọng điểm như: khai thác hầm mỏ, đường sắt, điện lực,…
Ngoài ra, Nhật bản đã đưa nhiều sinh viên sang những quốc gia phát triển chủ yếu là những trường đại học nổi tiếng để sau này phục vụ cho đất nước.
THỜI KỲ ĐẠI HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở giai đoạn này Nhật bản đã định hướng rõ về giáo dục phải phục vụ cho các mục tiêu mà nhà nước đưa ra, vì vậy tại Đại học Tokyo được phép thành lập thêm một số khoa như nông học và thành lập thêm trường đại học Kyoto theo phương hướng của trường đại học Tokyo. Thời gian này cũng là thời gian ngành kỹ nghệ tại Nhật bản được cải cách, chủ yếu là những ngành kỹ nghệ nhẹ và đó là cơ sở để hình thành một cường quốc kỹ nghệ sau này.
Những trường đại học có nhiệm vụ đào tạo những nhà nghiên cứu, những chuyên gia hay những kỹ sư giỏi để đáp ứng với nhu cầu cho cuộc cách mạng kỹ nghệ thời bấy giờ.
Nhật bản nhận biết rằng phải cải tạo đào tạo những nhà nghiên cứu, chuyên gia cho các ngành khác nữa, từ khi đó ngành công nghệ ở Nhật bản còn quá thô sơ nên ngành này vẫn phải được cải cách. Thời gian này Nhật bản chú trọng đào tạo những chuyên gia lành nghề, chỉ đào tạo tập trung tại đại học ở Tokyo và Kyoto. Tiếp theo là sự hình thành của các trường cao đẳng kỹ thuật, với mục đích là giới thiệu các công nghệ của phương Tây và có ứng dụng vào thực tế tại Nhật bản mà hàng năng đã đào tạo ra hàng trong chuyên viên kỹ thuật giỏi phục vụ cho đất nước. Thời gian này có một số trường đại học tư thành lập nhưng chưa được công nhật, mà chỉ gọi với tên là những trường đặc biệt, sau một thời gian dài mới được xét và đồng ý là trường đại học tư thục và trở thành một số trường danh tiếng như: đại học Keio, đại học Doshisa, đại học Waseda,…
THỜI KỲ TRONG THỜI KỲ HẬU CHIẾN VÀ PHÁT TRIỂN
Nhật bản đã phát triển đại học và kỹ nghệ ngay trong thời kỳ chiến tranh. Sau đó quân sự được củng cố, trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật bản đã chủ động tiến hành những cuộc cách mạng công nghệ thứ 2, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nặng như: đóng tàu, sản xuất sắt thép, hóa học,… và dần dần Nhật bản thành một quốc gia phát triển về công nghiệp tiên tiến. Một thời gian sau đó có hàng loạt trường đại học được thành lập, với các ngành nghề đào tạo đa dạng từ kinh tế cho đến công nghiệp nặng.
Vào năm 1930 Nhật bản đã có đến 7 trường đại học thuộc vương triều và có 3 trường đại học mới là Hokkaido, Osaka, Nagoya. Bên cạnh đó trường đại học Tokyo và đại học Kyoto được nâng lên một tầm cao mới là thành lập các viện nghiên cứu trong và ngoài đại học. Những ngành nghiên cứu chủ yếu là vật lý, hóa học, công nghệ hàng không,…
Thời gian này hệ thống giáo dục Nhật bản được xem là tiên tiến và hoàn chỉnh, từ đó đã tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển về khoa học và công nghệ về sau.
THỜI KỲ HOÀN THIỆN
Thời gian này được kéo dài từ chiến tranh thế giới thứ hai chi đến nay. Sau khi Nhật đầu hàng thì chính quyền chiếm đóng lại đề nghị có một số cuộc cải cách giáo dục trên toàn nước Nhật là, những trường đại học đào tạo hệ đại học chỉ được phép 4 năm mới được cấp cử nhân và có đến 20 trường đại học cao đẳng và viện nghiên cứu phải làm theo.
Đến năm 1952, Nhật bản đã lấy lại quyền tự trị và bắt đầu nhận thức là phải phát triển mạnh mẽ ngành giáo dục để thúc đẩy những ngành khác. Các tài liệu được đúc kết cho ngành giáo dục được dịch từ giáo dục của Anh Quốc trở thành những tài liệu quan trọng và bắt đầu kim chỉ cho hệ thống giáo dục đại học ở Nhật bản trong tương lai.
Cho đến ngày nay, Nhật bản có đến 725 trường đại học, có 518 trường cao đẳng và có 11 trường được xếp vào danh tiếng Nhất thế giới, trong đó cao Nhất là đại học Tokyo thứ 19 và đại học Kyoto thứ 25,… đều quan trọng hơn là những sinh viên học tại những trường đại học tại Nhật bản được cả thế giới công nhận là chất lượng.